Quy hoạch điều chỉnh phát triển Cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010-2020

Ngày 01/3/2011 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 604/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển Cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010-2020.


I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

- Phát triển hệ thống Cụm công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản và khoáng sản nhằm khai thác tiềm năng của khu vực nông thôn tiến tới Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.

- Phát triển hệ thống Cụm công nghiệp để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp hỗ trợ, giải quyết việc làm khu vực nông thôn, thúc đẩy đô thị hoá khu vực nông thôn.

- Phát triển hệ thống Cụm công nghiệp tỉnh gắn với bảo vệ môi trường, tiết kiệm sử dụng đất và hạ tầng kết hợp với phát triển du lịch văn hoá, làng nghề theo hướng kinh doanh đa dạng, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội khu vực nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển hệ thống Cụm công nghiệp của Tỉnh gắn với hệ thống Cụm công nghiệp của quốc gia nhằm thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về xây dựng Cụm công nghiệp.

II: MỤC TIÊU

- Đến 2020 toàn tỉnh có 55 Cụm công nghiệp đưa vào khai thác vận hành

Gồm: 10 Cụm công nghiệp đã hoàn thành; 28 cụm Công nghiệp chuyển tiếp và 17 Cụm công nghiệp xây dựng mới, chia ra:

+ Giai đoạn đến 2010: Có 10 cụm công nghiệp cơ bản đã hoàn thành.

+ Giai đoạn 2011-2015 đưa 33 cụm vào khai thác vận hành, tỷ lệ lấp đầy trên 60%, trong đó xây dựng mới 5 cụm.

+ Giai đoạn 2016-2020 đưa 12 Cụm công nghiệp còn lại vào khai thác vận hành, đưa tỷ lệ lấp đầy Cụm công nghiệp bình quân toàn tỉnh lên trên 70%.

- Về giá trị sản xuất công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong cụm đến năm 2020 đạt 16.587,37; tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm

- Về thu hút lao động: Bình quân thu hút lao động vào các cụm công nghiệp từ 5.000 đến 7.000 lao động/năm.

- Về xử lý chất thải: Đến năm 2015 có 20 cụm hoàn thành các công trình xử lý chất thải, nước thải chung; đến năm 2020 có thêm 20 cụm hoàn thành công trình xử lý chất thải nước thải và số cụm còn lại chuyển sang giai đoạn sau năm 2020.

III. QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP:

1.1 Các Cụm công nghiệp đã Quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 nhưng không đủ điều kiện thực hiện được loại ra khỏi Quy hoạch: 35 cụm với tổng diện tích 354,8ha ( phụ lục 2 kèm theo). 

Trong đó:

+ Vùng đồng bằng: 12 cụm, với diện tích 157,8 ha;

+ Vùng ven biển: 7 cụm, với diện tích 53 ha;

+ Vùng miền núi: 16 cụm, với diện tích 144 ha.

1.2 Các Cụm công nghiệp có trong Quy hoạch giai đoạn 2003-2010 sát nhập với cụm khác hoặc chuyển thành cụm nghề xã: 20 cụm với tổng diện tích 125,9 ha ( có phụ lục 3 kèm theo). trong đó:  

- Vùng đồng bằng: 7 cụm, với diện tích 69ha;

- Vùng ven biển: 9 cụm, với diện tích 33,9ha;

- Vùng miền núi: 4 cụm, với diện tích 23 ha.

1.3 Các Cụm công nghiệp có trong quy hoạch phát triển giai đoạn 2003-2010 sát nhập hoặc mở rộng thành Khu công nghiệp: 5 cụm với tổng diện tích 296,2 ha, cụ thể:

- Cụm CN Tây Bắc Ga diện tích 70 ha nhập vào Khu CN Đình Hương thành Khu CN Đình Hương - Tây Bắc Ga;

- Cụm CN Hoàng Long 76,2ha mở rộng thành Khu CN Hoàng Long;

- Cụm CN Nam Cầu Lèn 100ha mở rộng thành Khu CN Song Lộc;

- Cụm CN Ngọc Lặc 30ha mở rộng thành Khu CN Ngọc Lặc;

- Cụm CN Thạch Quảng 20ha mở rộng thành Khu CN Thạch Quảng.

2. Quy hoạch điều chỉnh Cụm công nghiệp đến năm 2020:

Tổng số Cụm công nghiệp đến năm 2020 là 55 cụm.  Trong đó:

+ Vùng đồng bằng: 25 cụm, với diện tích 651,53 ha

+ Vùng ven biển: 13 cụm, với diện tích 375 ha.

+ Vùng miền núi: 17 cụm, với diện tích 452 ha.

- Giai đoạn 2011 - 2015:  Đầu tư đưa vào vận hành 33 cụm, với tổng diện tích 993,56ha, trong đó:

+ Vùng đồng bằng: 13 cụm, với diện tích 456,36 ha

+ Vùng ven biển: 10 cụm với diện tích 245 ha.

+ Vùng miền núi: 10 cụm với diện tích 292,2 ha.

- Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư đưa vào vận hành 12 cụm, với tổng diện tích 300 ha, trong đó:

+ Vùng đồng bằng: 4 cụm với diện tích 90ha.

+ Vùng ven biển : 1 cụm với diện tích 50ha. 

+ Vùng miền núi: 7 cụm với diện tích 160 ha.

3. Giá trị sản xuất công nghiệp:  

- Đến năm  2020 giá trị sản xuất công nghiệp trong cụm ước đạt: 16.587,37 tỷ đồng. Trong đó:

+ Vùng đồng bằng: 7.477,07 tỷ đồng

+ Vùng ven biển   :  3.910,0 tỷ đồng

+ Vùng miền núi  :  5.200,3 tỷ đồng

4. Lao động:

 Đến năm 2015 tổng lao động trong các Cụm công nghiệp dự kiến đạt 88.566 lao động, đến năm 2020 là 119.532 lao động

5. Về sử dụng đất Cụm công nghiệp:

Đến năm 2020 tổng diện tích sử dụng đất: 1.478,73ha (đất 2 lúa 607,53ha chiếm 41,08%, đất khác 871,2 ha chiếm 58,92%), trong đó: 

- Vùng đồng bằng: 25 cụm, với diện tích 651,53 ha, gồm đất 2 lúa 407,53ha chiếm 62,55%, đất khác 244ha chiếm 37,45%;

- Vùng ven biển: 13 cụm, với diện tích 375ha, trong đó đất 2 lúa 200ha chiếm 53,3%, đất khác 175ha chiếm 46,7%; 

- Vùng miền núi: 17 cụm, với diện tích 452,2ha trong đó đất khác 452,2ha (không có đất lúa). 

6. Về nhu cầu vốn đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm CN: 2.093,14 tỷ, trong đó:

- Giai đoạn 2011-1015: Đầu tư  xây dựng hạ tầng 33 cụm, với diện tích 993,56 ha, vốn đầu tư 1.525,14 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-1020: Đầu tư  xây dựng hạ tầng 12 cụm, với diện tích 300 ha, vốn đầu tư 568,0 tỷ đồng.  

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, tiếp cận vốn, mặt bằng sản xuất, tăng cường công tác xúc tiến, kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh hạ tầng Cụm CN và đầu tư  SX kinh doanh trong Cụm CN. 

- Tạo nguồn vốn đầu tư xây hạ tầng Cụm công nghiệp bao gồm: Vốn hỗ trợ theo cơ chế chính sách của TW; vốn ngân sách địa phương; vốn doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. 

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Cụm CN; đào tạo lao động cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong Cụm CN; thực hiện phòng chống ô nhiễm  môi trường sinh thái đối với Cụm CN. 

- Ban hành Quy chế quản lý Cụm CN của tỉnh theo QĐ số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý Cụm công nghiệp. 

- Các địa phương  dành quỹ đất để phát triển Cụm công nghiệp, đồng thời thực hiện lập quy hoạch cụm nghề xã.

Điều 2.  Tổ chức thực hiện.

1. Sở Công Thương:

Chủ trì thực hiện quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và phối hợp với các các ngành liên quan: Xây dựng, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển Cụm công nghiệp; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển Cụm công nghiệp; thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng Cụm công nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt;  

- Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp và các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp.

- Phối hợp với cơ quan chức năng và UBND các huyện, thị, thành phố: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các Cụm CN; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 

- Chủ trì phối hợp với các ngành: Thẩm định dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp bằng vốn Nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho đầu tư xây dựng hạ tầng cụm CN và các chính sách khác của cụm CN trên cơ sở đề nghị của Sở Công thương.

3. Sở Tài Chính:

 

Có trách nhiệm phối hợp với sở Kế hoạch và đầu tư, sở Công thương trong việc bố trí vốn ngân sách tỉnh hàng năm hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm CN và các chính sách đào tạo lao động cho các doanh nghiệp sản xuất trong Cụm công nghiệp.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Thực hiện quản lý nhà nước về đất đai và môi trường tại các cụm công nghiệp .

5. Các cơ quan chuyên môn khác của UBND tỉnh, các đơn vị liên quan: 

 Thực hiện chức năng phối hợp trong phạm vi trách nhiệm được giao, xử lý các vấn đề liên quan. 

6. UBND cấp huyện, thị xã, thành phố:

- Phối hợp với các ngành trong việc triển khai thực hiện quy hoạch; tổ chức thực hiện  công tác GPMB;

- Thực hiện lập quy hoạch chi tiết, huy động các nguồn vốn hợp pháp đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp và tổ chức  xây dựng cơ sở hạ tầng các Cụm CN trên địa bàn sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt;

- Thực hiện quản lý Cụm công nghiệp sau khi có chủ trương đầu tư Cụm công nghiệp; 

 - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư trong cụm theo quy định và tổng hợp định kỳ báo cáo tình hình hoạt động  cụm CN trên địa bàn cho Sở công thương tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;


http://qppl.thanhhoa.gov.vn