CÔNG KHAI THÔNG TIN ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá tác động của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đến xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015, giải pháp phát triển giai đoạn 2017-2025” đã được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh đánh giá xếp loại Xuất sắc ( theo Quyết định số 467/QĐ-SKHCN ngày 08/10/2018 của Sở Khoa học và Công nghệ)

THÔNG TIN CHUNG

  1. Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá tác động của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đến xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015, giải pháp phát triển giai đoạn 2017-2025.
  2. Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương Thanh Hóa
  3. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Lê Trọng Hân.
  4. Danh sách thành viên thực hiện đề tài

 

Họ và tên,

học hàm học vị

Tổ chức công tác

Nội dung công việc tham gia

1

Ths. Lê Trọng Hân

PGĐ Sở

Chủ nhiệm

2

Ths. Lưu Đức Tùng

TP.KT&ATCN

Thư ký

3

KS. Cao Ngọc Sơn

TP. QL CN nông thôn

Thành viên

4

KS. Phan Anh Tuấn

Chánh Thanh tra Sở

Thành viên

5

CN. Nguyễn Đình Trường

Chánh Văn phòng Sở

Thành viên

6

KS. Nguyễn Thanh Lai

PTP.KT&ATCN

Thành viên

7

KS. Lưu Thanh Phương

PTP.KT&ATCN

Thành viên

8

KS. Nguyễn Thị Cẩm Tú

CV Phòng KT&ATCN

Thành viên

9

Ths. Lê Văn Hoan

CV Phòng KT&ATCN

Thành viên

10

CN. Trịnh Quốc Hưng

CV Phòng KT&ATCN

Thành viên

  1. Mục tiêu

          - Mục tiêu chung: Đề ra được các giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) có tính khả thi và tác động tích cực đến xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2025.

- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá được thực trạng của ngành nghề TTCN và các tác động của nó đến việc xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015; Đề ra được các giải pháp phát triển ngành nghề TTCN giai đoạn 2017-2025 có tính khả thi và tác động tích cực đến xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2025.

  1. Nội dung nghiên cứu:

Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng ngành nghề TTCN và xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015.

- Nội dung thông tin điều tra, khảo sát:

+ Thực trạng phát triển của các ngành TTCN (gốm mỹ nghệ, mây tre đan, đồ mỹ nghệ, chế tác đá, chế biến nông sản thực phẩm,...) về doanh thu, lao động, hình thức tổ chức sản xuất, số nghề, … ;

+ Thực trạng phát triển hạ tầng nông thôn;

+ Thực trạng phát triển khoa học công nghệ và môi trường;

+ Về vốn và nguồn nhân lực; về thị trường và xúc tiến thương mại;

+ Điều tra, thu thập số liệu trong xây dựng NTM ở các xã, tập trung vào các tiêu chí 10 (thu nhập), TC 11(hộ nghèo), TC 12 (tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên), TC 13 (hình thức tổ chức sản xuất), TC 17 (môi trường).

- Đối tượng điều tra, khảo sát, cung cấp thông tin:

+ UBND cấp xã; Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình.

+ Thu thập thông tin về tình hình phát triển ngành nghề TTCN, xây dựng NTM: Tại các Sở, ban, ngành trong tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.  

- Báo cáo chuyên đề 1: Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng ngành nghề TTCN và xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015.

Nội dung 2: Phân tích, đánh giá sự tác động của ngành nghề TTCN đối với việc xây dựng NTM trong giai đoạn 2010-2015.

Tại Quyết định số 4296/2013/QĐ-UBND ngày 04/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bao gồm 19 tiêu chí: Tiêu chí quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch, tiêu chí giao thông, tiêu chí thủy lợi, tiêu chí điện nông thôn, …Trong đó, sự phát triển của các ngành nghề TTCN có ảnh hưởng lớn đến một số tiêu chí như: tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 11 về hộ nghèo, tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất, tiêu chí số 17 về môi trường. Do vậy, đề tài sẽ đánh giá tác động của ngành nghề TTCN đối với việc hoàn thành các tiêu chí trên trong xây dựng NTM.

+ Xây dựng báo cáo chuyên đề 2: Đánh giá sự tác động của ngành nghề TTCN đối với các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hình thức tổ chức sản xuất, môi trường trong xây dựng NTM.

Nội dung 3: Dự báo vai trò, sự phát triển của ngành nghề TTCN và đề xuất giải pháp phát triển ngành nghề TTCN gắn với xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2018-2025.

- Căn cứ tình hình thực tế phát triển của các ngành nghề TTCN trên địa bàn toàn tỉnh và trên cả nước, dự báo vai trò, sự phát triển của ngành nghề TTCN trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2018-2025.

+ Học tập kinh nghiệm tại các tỉnh có TTCN phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới.

+ Nghiên cứu xây dựng báo cáo chuyên đề 3: Dự báo vai trò, sự phát triển của ngành nghề TTCN trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2018-2025.

- Đề xuất giải pháp phát triển ngành nghề TTCN có tác động tích cực đến xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2018-2025.

+ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển ngành nghề TTCN có tác động tích cực đến xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2018-2025.

  1. Giải pháp phát triển TTCN theo hướng đầu tư cơ khí hóa, hiện đại hóa đồng bộ với kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
  2. Giải pháp lựa chọn những ngành nghề phù hợp, có lợi thế để duy trì và phát triển, ưu tiên những ngành nghề mang đậm bản sắc địa phương.
  3. Giải pháp khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại trong lĩnh vực TTCN.
  4. Giải pháp phát triển TTCN gắn liền với du lịch.
  5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển TTCN trong xây dựng NTM.
  6. Giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống các chính sách và phát huy vai trò của các đoàn thể.

+ Tổ chức Hội thảo xin ý kiến các ngành, địa phương, đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất TTCN về giải pháp phát triển.

- Xây dựng các báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng hợp.

Nội dung 4: Xây dựng hệ thống bản đồ về hiện trạng các ngành nghề TTCN và định hướng phát triển.

Bản đồ giấy, in màu trên giấy A0 thể hiện được hiện trạng ngành nghề TTCN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng phát triển ngành nghề TTCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2025.

- Bản đồ hiện trạng ngành nghề TTCN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 (kích thước A0).

- Bản đồ định hướng phát triển ngành nghề TTCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2025 (kích thước A0).

  1. Thời gian thực hiện:

Từ tháng 11/2016 đến hết tháng 4/2018.

 

  1. Sản phẩm

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Số lượng

Yêu cầu chất lượng

1

Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng ngành nghề TTCN và xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015

Báo cáo

01

Số liệu, tư liệu có tính đại diện, độ tin cậy xác thực, cập nhật.

2

Giải pháp phát triển ngành nghề TTCN có tác động trực tiếp đến xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2017-2025

Báo cáo giải pháp

01

Giải pháp có tính khoa học, thực tiễn và khả năng thực hiện cao.

3

Kỷ yếu hội thảo

Cuốn

01

Đầy đủ các bài viết, tham luận của hội thảo: Giải pháp phát triển ngành nghề TTCN có tác động trực tiếp đến xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2017-2025

4

Bản đồ hiện trạng ngành nghề TTCN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và Bản đồ định hướng phát triển ngành nghề TTCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2025.

Bản đồ

02

Bản đồ giấy (Khổ A0), in màu. Mỗi loại bản đồ phải thể hiện được các  thông tin theo quy định.

5

Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng ngành nghề TTCN và xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015

Bài báo

01

Bảo đảm tính khoa học, tính trung thực và độ tin cậy

 
  1. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 714.253.000 đồng, trong đó:

- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học:  714.253.000 đồng.

- Từ nguồn tự có của tổ chức: Không

- Từ nguồn khác: Không

  1. Phương thức khoán chi: Không khoán