Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
211 người đã bình chọn
763 người đang online

Chức năng, nhiệm vụ của Sở Công Thương Thanh Hóa được ban hành theo Quyết định số 81/2025/QĐ-UBND ngày 02/07/2025 của UBND tỉnh Thanh Hoá

Đăng ngày 29 - 06 - 2011
100%

1. Vị trí và chức năng:

1. Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; dầu khí; hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp môi trường; công nghiệp chế biến khác; tiểu thủ công nghiệp; khuyến công; hoạt động thương mại và lưu thông hàng hóa trên địa bàn; sản xuất và tiêu dùng bền vững; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thị trường; thương mại biên giới; dịch vụ logistics; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; phòng vệ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cụm công nghiệp, phối hợp quản lý khu công nghiệp trên địa bàn.

2. Sở Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
        

1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 150/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước theo vị trí, chức năng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 37/2025/TT-BCT ngày 14 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại như sau:

  1. Về năng lượng bao gồm: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng

lượng tái tạo và các năng lượng khác;

  1. Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;
  2. Về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ; an toàn thực phẩm;
  3. Về khuyến công, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;

đ) Về an toàn kỹ thuật công nghiệp; bảo vệ môi trường trong ngành Công

Thương;

  1. Thực hiện nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc

chuyên ngành xây dựng trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về xây dựng;

  1. Về thương mại và thị trường trong nước; quản lý thị trường;
  2. Về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; dịch vụ logistics;
  3. Về phòng vệ thương mại;

k) Về thương mại điện tử và kinh tế số;

l) Về quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý

hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;

  1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực, phạm vi

quản lý theo quy định của pháp luật;

  • Về xúc tiến thương mại;
  • Về hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác

khu vực và song phương;

  1. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hiện diện thương mại

và đầu tư kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và theo quy định pháp luật;

  1. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy

phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận và các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại;

  1. Thực hiện quản lý chất lượng các công trình công nghiệp thuộc lĩnh vực

quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật;

s) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; triển khai hoạt động hợp tác công nghiệp và thương mại với các tổ chức quốc tế; xây dựng quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia; tiếp nhận và tổ chức quản lý, điều phối các khoản ODA và hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp theo quy định của pháp luật;

t) Về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; chuyển đổi xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển bền vững, sản xuất và tiêu dùng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành Công Thương;

  1. Về dịch vụ công;
  2. Chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư phát sinh trên cơ sở hợp

đồng, thỏa thuận, cam kết với nhà đầu tư nước ngoài được Sở Công Thương chủ trì đàm phán, ký hoặc thay mặt Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đàm phán, ký;

x) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thống kê, phân tích và dự báo thống kê ngành Công Thương; thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin các chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định của Luật Thống kê; thực hiện các Chương trình điều tra thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương theo quy định của Luật Thống kê và quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng Chương trình điều tra thống kê ngành Công Thương và tổ chức thực hiện;

y) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức lập phương án khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm I trong quy hoạch tỉnh và triển khai thực hiện quy hoạch khoáng sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

          3. Cơ cấu tổ chức và biên chế:
         3.1 Lãnh đạo Sở:
      Sở Công Thương có Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc. Hiện tại, giữ ổn định số Phó giám do sắp xếp theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng.
         Giám đốc, Phó giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Công Thương ban hành và theo quy định của pháp luật.                                                                                                
         3.2. Cơ cấu tổ chức của Sở, gồm:
         a/ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
         - Văn phòng;
         - Phòng Kế hoạch - Tài chính - tổng hợp;
         - Phòng Quản lý Năng Lượng;
         - Phòng Quản lý công nghiệp;
         - Phòng Quản lý thương mại;
         - Phòng Quản lý xuất nhập khẩu;
         Văn phòng,  các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế cụ thể của Văn phòng và các phòng chuyên môn nghiệp vụ do Giám đốc Sở Công Thương quyết định.
        b) Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa thuộc Sở
c/ Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
 - Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Khuyến công và Tư vấn công nghiệp với Trung tâm Xúc tiến thương mại).
- Trường Trung cấp nghề Thương mại - Du lịch;
3.3. Biên chế hành chính, sự nghiệp của Sở Công thương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giao hàng năm.

Toàn văn nội dung Quyết định số 81/2025/QĐ-UBND tại đây

 

<

Tin mới nhất

Chức năng nhiệm vụ(03/07/2025 3:12 CH)

Chức năng, nhiệm vụ của Sở Công Thương Thanh Hóa được ban hành theo Quyết định số 81/2025/QĐ-UBND...(29/06/2011 9:58 SA)

°