Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
180 người đã bình chọn
1444 người đang online

Công bố cơ chế tài chính dự án phát triển năng lượng tái tạo

Đăng ngày 09 - 09 - 2013
100%

Sáng nay (5/9/2013), tại Hà Nội, Tổng cục năng lượng (GDoE) - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo công bố cơ chế tài chính mới cho vay của dự án phát triển năng lượng tái tạo (REDP).

Ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ năng lượng mới và tái tạo (GDoE) giới thiệu về dự án REDF

Ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ năng lượng mới và tái tạo (GDoE) giới thiệu về dự án REDF

CôngThương - Ông Phạm Mạnh Thắng, Tổng cục trưởng GDoE cho biết, mục tiêu của dự án REDP nhằm cung cấp điện cho quốc gia từ nguồn năng lượng tái tạo, tập trung vào thủy điện nhỏ trên cơ sở đầu tư mang tính thương mại, đảm bảo phát triển bền vững về môi trường và xã hội. Tổng nguồn vốn của dự án là 318,05 triệu USD. Trong đó, tổng vốn ODA cho dự án là 204,275 triệu USD, vốn trong nước là 113,78 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 đến năm 2014.

REDP có ba hợp phần, gồm đầu tư xây dựng các dự án năng lượng tái tạo (NLTT), xây dựng khung chính sách phát triển và phát triển các dự án NLTT tương lai. Theo đó,  hợp phần 1 là hỗ trợ đầu tư các dự án NLTT theo hình thức cho vay lại từ nguồn vốn của ngân hàng thế giới (WB) thông qua 6 ngân hàng thương mại với những dự án thủy điện nhỏ công suất dưới 30 MW. Đến nay đã có 9 dự án thủy điện nhỏ tổng công suất lắp đặt 127,2 MW, tổng vốn đầu tư 132,6 triệu USD đã được phê duyệt cho vay vốn từ dự án REDF là 78 triệu USD, đạt 39% tổng vốn dự án. Tổng số tiền đã giải ngân đạt trên 54 triệu USD. Hiện có 5 dự án đã hoàn thành và phát điện với tổng công suất 68 MW, còn 4 dự án tổng công suất 58 MW đang thi công dự kiến sẽ hoàn thành từ nay đến năm 2014. Các hợp phần 2 và 3 đã và đang được triển khai theo tiến độ.

Theo ông Thắng, sau 3 năm thực hiện, tiến độ giải ngân các dự án còn chậm, mới đạt 39%. Để việc sử dụng nguồn vốn vay từ WB đạt hiệu quả cao, ngày 9/8/2013, Chính phủ đã ra đồng ý điều chỉnh cơ chế tài chính hợp phần tín dụng của dự án REDF.

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe giới thiệu về chính sách điều chỉnh cơ chế tài chính hợp phần tín dụng của dự án REDP vay vốn WB theo văn bản 6597 của Chính phủ. Theo đó, từ 16/7/2013, các chủ đầu tư dự án sẽ được vay vốn trong thời hạn 12-15 năm, được hỗ trợ 1,5% lãi suất. Gia hạn thực hiện dự án thêm 2 năm (đến 30/6/2016). Hạn mức áp dụng thông lệ thương mại cho mua sắm hàng hóa tăng từ 1 triệu USD lên 3 triệu USD, áp dụng cho xây lắp tăng từ 7 triệu USD lên 15 triệu USD... Đồng thời, các ngân hàng thương mại được xem xét mở tài khoản ủy quyền tại ngân hàng để tạo thuận lợi cho chủ đầu tư.

Cũng theo ông Thắng, ngoài các dự án thủy điện nhỏ, các loại NLTT khác như điện gió, biomas, rác thải đều có thể tham gia dự án REDF.

Nguồn: Ngọc Loan, baocongthuong.com.vn

<

Tin mới nhất

Kêu gọi sự chung tay của doanh nghiệp và người dân sử dụng tiết kiệm điện(16/05/2023 9:09 SA)

Tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam đạt 1,18 triệu MWh/ năm(04/11/2022 10:52 SA)

Nhiều đổi mới trong thông tư liên quan đến công tác khuyến công(04/10/2018 1:19 CH)

Thanh Hóa: Kết hợp khuyến công và xúc tiến thương mại(04/10/2018 10:08 SA)

Hội nghị Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối,...(02/07/2015 10:08 SA)

Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các cơ quan công sở, các khu vực hành chính sự nghiệp(25/04/2015 10:04 SA)

Khảo sát, tìm đầu ra bền vững cho nông sản sạch(04/12/2014 10:04 SA)

Phê duyệt đợt 2 Chương trình XTTMQG năm 2014(07/04/2014 10:04 SA)

°