Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
180 người đã bình chọn
1855 người đang online

Vinh danh 172 doanh nghiệp và 325 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Đăng ngày 04 - 11 - 2022
100%

Tối ngày 2/11/2022, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Bộ Công Thương long trọng tổ chức Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Kiến tạo tương lai". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và phát biểu tại buổi lễ.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ công bố

Tham dự buỗi lễ còn có sự hiện diện của đồng chí Trần Tuấn Anh- Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương – Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, còn có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, cơ quan Trung ương, Lãnh đạo các UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở, ban, ngành địa phương và các đồng chí Ủy viên Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, cùng các thành viên Ban chuyên gia, Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và đại diện Lãnh đạo các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Tổng số đại biểu tham dự trên 1000 đại biểu.

Bệ phóng vững chắc cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam - nhấn mạnh: Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện từ năm 2003 với mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các thương hiệu mạnh trên thị trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng tầm vị thế thương hiệu Việt, quảng bá hình ảnh Việt nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, với vai trò là cơ quan đầu mối, Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội ngành hàng và các đối tác quốc tế triển khai có hiệu quả 3 nội dung cơ bản của Chương trình, gồm: Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp; tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá  sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

“Sau gần 20 năm triển khai thực hiện, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trở thành bệ phóng vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới, kiến tạo những giá trị, sức mạnh mới cho đất nước”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ và cho biết thêm, thông qua Chương trình, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong và nước ngoài. Số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam liên tục tăng qua các kỳ xét chọn và đã khẳng định được vai trò tiên phong, tạo hiệu ứng lan tỏa, dẫn dắt, nâng đỡ các doanh nghiệp khác cùng phát triển.

Báo cáo về quá trình xét chọn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Kỳ xét chọn năm 2022 là kỳ xét chọn lần thứ 8, được thực hiện theo phương thức chấm điểm kết hợp thẩm định thực tế, bảo đảm tính khách quan, khoa học và minh bạch, tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy định. Sau 9 tháng rà soát, lựa chọn, thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ của hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã công nhận 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đủ điều kiện là những đại diện tiêu biểu cho Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022, tăng 48 doanh nghiệp so với kỳ xét chọn trước.

“Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia là sự kiện quan trọng nhằm ghi nhận và vinh danh những doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao, hàm lượng khoa học - công nghệ lớn và có uy tín trên thị trường. Đây cũng là niềm vinh dự không chỉ của các doanh nghiệp được tôn vinh hôm nay mà còn là niềm vui, niềm tự hào của cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bởi đã minh chứng cho sức sáng tạo, đổi mới không ngừng và những nỗ lực vượt bậc, năng lực tiên phong của doanh nghiệp Việt để hướng tới làm chủ tương lai, góp phần nâng tầm Thương hiệu Quốc gia, nhân lên niềm tự hào, tự tôn dân tộc và sức hấp dẫn của đất nước, con người Việt Nam”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên một lần nữa ghi nhận.

Nhiệm vụ xây dựng và nâng tầm Thương hiệu Quốc gia có ý nghĩa chiến lược

Tại Lễ công bố, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc mừng 172 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Đồng thời, biểu dương Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo, triển khai đạt kết quả tốt trong các hoạt động xây dựng, quảng bá Thương hiệu Quốc gia, góp phần củng cố, nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Sau gần 20 năm triển khai thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia với mục đích xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hấp dẫn, uy tín và chất lượng cao, số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 172 doanh nghiệp năm 2022. Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt Nam ngày càng được khẳng định vị trí vững chắc ở thị trường trong nước và thị trường toàn cầu qua những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, thị phần, thứ hạng trong nhiều lĩnh vực và sự coi trọng của các đối tác quốc tế. “Đây cũng chính là sự khẳng định đầy sức thuyết phục về chất lượng hàng hóa, dịch vụ Việt Nam”- Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Cùng với sự phát triển và khẳng định uy tín của sản phẩm, của doanh nghiệp Việt Nam, Chương trình Thương hiệu quốc gia đã góp phần thúc đẩy Thương hiệu quốc gia thăng hạng mạnh mẽ, đưa Việt Nam lọt vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh. Bên cạnh sự phát triển của Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gia tăng mạnh mẽ. Tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu cả nước có mức tăng trưởng 36%.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng sự nỗ lực và những đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự đóng góp của những doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được vinh danh lần này”- Thủ tướng biểu dương.

Mặc dù những kết quả đạt được trong việc thực hiện Chương trình Thương hiệu Việt Nam là rất đáng trân trọng song Thủ tướng lưu ý, tạo ra được thương hiệu rất khó, duy trì được thương hiệu khó gấp trăm nghìn lần. Đặc biệt, trong thế giới biến động phức tạp, khó lường như hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và nâng tầm Thương hiệu Quốc gia có ý nghĩa chiến lược. Đây cũng là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Thủ tướng đồng thời đề nghị Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, Bộ Công Thương, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, tập trung khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh, tận dụng lợi thế để phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu thông qua các biện pháp nâng cao giá trị thương hiệu, kết hợp xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp với Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường quốc tế và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hai là, đảm bảo và không ngừng củng cố, nâng cao uy tín, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm thương hiệu Việt thông qua hệ thống sản xuất, quản trị kinh doanh tiên tiến và hoạt động tài chính công khai, minh bạch, lành mạnh.

Ba là, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng các cải tiến kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; tăng cường chủ động hội nhập thực chất, hiệu quả.

Bốn là, tập trung đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ, kỹ năng, chuyên nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hội nhập trên các lĩnh vực.

Năm là, không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh; tuân thủ đúng quy định, pháp luật của Nhà nước; xung kích, đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh chuyển đổi số, chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Chú trọng hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu.

Sáu là, không ngừng xây dựng và nâng cao thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người lao động; bảo vệ môi trường; tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

“Tôi yêu cầu Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan quản lý Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tiếp thu đầy đủ các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia tham gia tích cực hơn nữa trong xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước”- Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Về phía các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thủ tướng đề nghị: Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, vì lợi ích của doanh nghiệp gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc, nỗ lực vượt khó, đổi mới sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bước cải thiện vững chắc năng lực cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam sẽ có trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế”- Thủ tướng tin tưởng.

Bên lề sự kiện Lễ Công bố và trao biểu trưng, một số doanh nghiệp cũng tổ chức trưng bày các sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam để các đại biểu tham quan và trải nghiệm.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ Công bố:

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao biểu trưng vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Đồng chí Trần Tuấn Anh- Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương trao biểu trưng vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ công bố

Tham dự buỗi lễ còn có sự hiện diện của đồng chí Trần Tuấn Anh- Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương – Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, còn có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, cơ quan Trung ương, Lãnh đạo các UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở, ban, ngành địa phương và các đồng chí Ủy viên Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, cùng các thành viên Ban chuyên gia, Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và đại diện Lãnh đạo các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Tổng số đại biểu tham dự trên 1000 đại biểu.

Bệ phóng vững chắc cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam - nhấn mạnh: Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện từ năm 2003 với mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các thương hiệu mạnh trên thị trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng tầm vị thế thương hiệu Việt, quảng bá hình ảnh Việt nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, với vai trò là cơ quan đầu mối, Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội ngành hàng và các đối tác quốc tế triển khai có hiệu quả 3 nội dung cơ bản của Chương trình, gồm: Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp; tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá  sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

“Sau gần 20 năm triển khai thực hiện, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trở thành bệ phóng vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới, kiến tạo những giá trị, sức mạnh mới cho đất nước”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ và cho biết thêm, thông qua Chương trình, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong và nước ngoài. Số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam liên tục tăng qua các kỳ xét chọn và đã khẳng định được vai trò tiên phong, tạo hiệu ứng lan tỏa, dẫn dắt, nâng đỡ các doanh nghiệp khác cùng phát triển.

Báo cáo về quá trình xét chọn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Kỳ xét chọn năm 2022 là kỳ xét chọn lần thứ 8, được thực hiện theo phương thức chấm điểm kết hợp thẩm định thực tế, bảo đảm tính khách quan, khoa học và minh bạch, tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy định. Sau 9 tháng rà soát, lựa chọn, thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ của hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã công nhận 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đủ điều kiện là những đại diện tiêu biểu cho Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022, tăng 48 doanh nghiệp so với kỳ xét chọn trước.

“Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia là sự kiện quan trọng nhằm ghi nhận và vinh danh những doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao, hàm lượng khoa học - công nghệ lớn và có uy tín trên thị trường. Đây cũng là niềm vinh dự không chỉ của các doanh nghiệp được tôn vinh hôm nay mà còn là niềm vui, niềm tự hào của cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bởi đã minh chứng cho sức sáng tạo, đổi mới không ngừng và những nỗ lực vượt bậc, năng lực tiên phong của doanh nghiệp Việt để hướng tới làm chủ tương lai, góp phần nâng tầm Thương hiệu Quốc gia, nhân lên niềm tự hào, tự tôn dân tộc và sức hấp dẫn của đất nước, con người Việt Nam”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên một lần nữa ghi nhận.

Nhiệm vụ xây dựng và nâng tầm Thương hiệu Quốc gia có ý nghĩa chiến lược

Tại Lễ công bố, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc mừng 172 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Đồng thời, biểu dương Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo, triển khai đạt kết quả tốt trong các hoạt động xây dựng, quảng bá Thương hiệu Quốc gia, góp phần củng cố, nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Sau gần 20 năm triển khai thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia với mục đích xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hấp dẫn, uy tín và chất lượng cao, số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 172 doanh nghiệp năm 2022. Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt Nam ngày càng được khẳng định vị trí vững chắc ở thị trường trong nước và thị trường toàn cầu qua những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, thị phần, thứ hạng trong nhiều lĩnh vực và sự coi trọng của các đối tác quốc tế. “Đây cũng chính là sự khẳng định đầy sức thuyết phục về chất lượng hàng hóa, dịch vụ Việt Nam”- Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Cùng với sự phát triển và khẳng định uy tín của sản phẩm, của doanh nghiệp Việt Nam, Chương trình Thương hiệu quốc gia đã góp phần thúc đẩy Thương hiệu quốc gia thăng hạng mạnh mẽ, đưa Việt Nam lọt vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh. Bên cạnh sự phát triển của Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gia tăng mạnh mẽ. Tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu cả nước có mức tăng trưởng 36%.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng sự nỗ lực và những đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự đóng góp của những doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được vinh danh lần này”- Thủ tướng biểu dương.

Mặc dù những kết quả đạt được trong việc thực hiện Chương trình Thương hiệu Việt Nam là rất đáng trân trọng song Thủ tướng lưu ý, tạo ra được thương hiệu rất khó, duy trì được thương hiệu khó gấp trăm nghìn lần. Đặc biệt, trong thế giới biến động phức tạp, khó lường như hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và nâng tầm Thương hiệu Quốc gia có ý nghĩa chiến lược. Đây cũng là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Thủ tướng đồng thời đề nghị Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, Bộ Công Thương, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, tập trung khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh, tận dụng lợi thế để phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu thông qua các biện pháp nâng cao giá trị thương hiệu, kết hợp xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp với Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường quốc tế và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hai là, đảm bảo và không ngừng củng cố, nâng cao uy tín, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm thương hiệu Việt thông qua hệ thống sản xuất, quản trị kinh doanh tiên tiến và hoạt động tài chính công khai, minh bạch, lành mạnh.

Ba là, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng các cải tiến kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; tăng cường chủ động hội nhập thực chất, hiệu quả.

Bốn là, tập trung đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ, kỹ năng, chuyên nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hội nhập trên các lĩnh vực.

Năm là, không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh; tuân thủ đúng quy định, pháp luật của Nhà nước; xung kích, đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh chuyển đổi số, chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Chú trọng hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu.

Sáu là, không ngừng xây dựng và nâng cao thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người lao động; bảo vệ môi trường; tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

“Tôi yêu cầu Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan quản lý Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tiếp thu đầy đủ các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia tham gia tích cực hơn nữa trong xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước”- Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Về phía các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thủ tướng đề nghị: Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, vì lợi ích của doanh nghiệp gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc, nỗ lực vượt khó, đổi mới sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bước cải thiện vững chắc năng lực cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam sẽ có trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế”- Thủ tướng tin tưởng.

Bên lề sự kiện Lễ Công bố và trao biểu trưng, một số doanh nghiệp cũng tổ chức trưng bày các sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam để các đại biểu tham quan và trải nghiệm.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ Công bố:

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao biểu trưng vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Đồng chí Trần Tuấn Anh- Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương trao biểu trưng vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

<

Tin mới nhất

Phát triển công nghiệp hỗ trợ điện tử để thu hút dòng vốn FDI(21/10/2024 11:10 SA)

4 tháng năm 2023: Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 1,8%(16/05/2023 8:40 SA)

Nhiều chương trình hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ(29/03/2023 3:40 CH)

Vinh danh 172 doanh nghiệp và 325 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022(04/11/2022 10:38 SA)

Tôn vinh 110 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2019(19/09/2019 7:41 SA)

Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt trong sản xuất và lưu thông hàng hóa trước tác động của...(29/11/2018 3:26 CH)

“Chương trình năng lượng phát thải thấp Việt Nam” - Thúc đẩy nỗ lực tiết kiệm năng lượng ngành...(21/11/2018 1:48 CH)

Nghị định 68/2017/NĐ-CP: Tạo hành lang pháp lý phát triển cụm công nghiệp(02/11/2018 8:06 SA)

°