Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
180 người đã bình chọn
2937 người đang online

Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt trong sản xuất và lưu thông hàng hóa trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Đăng ngày 29 - 11 - 2018
100%

Sáng ngày 29/11/2018, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo "Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt trong sản xuất và lưu thông hàng hóa trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0". Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên hệ thống kết nối số hóa - vật lý - công nghệ sinh học, trong đó sự đột phá của Internet và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi nền sản xuất, tác động mạnh mẽ doanh nghiệp. Là nước đang phát triển, việc tiếp cận những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp Việt Nam bứt phá, tận dụng các cơ hội để giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường… Tuy nhiên, cách mạng 4.0 cũng đặt các doanh nghiệp Việt trước những nguy cơ, thách thức như việc tụt hậu về công nghệ, trình độ quản trị chưa đồng đều, nguồn nhân lực còn hạn chế…

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm gì để giảm thiểu những tác động tiêu cực, tận dụng tốt nhất cơ hội, ứng dụng 4.0 thành công vào sản xuất hay kinh doanh là những vấn đề cần thiết đặt ra.

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông

Đại diện Vụ Thị trường trong nước nhấn mạnh, Hội thảo là cơ hội để trao đổi, thảo luận, nhìn nhận vai trò quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cũng như vai trò, vị trí và mong muốn của doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0, qua đó có định hướng và giải pháp phát triển cho phù hợp, giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về vai trò của cuộc cách mạng 4.0, qua đó tận dụng các cơ hội để nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm – dịch vụ, giảm tiêu hao chi phí trong sản xuất – lưu thông, đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng.

Tại Hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Nguyễn Văn Hội đã chia sẻ về tình hình của ngành bán lẻ Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 mở ra muôn vàn cơ hội cho các nhà bán lẻ Việt Nam trong việc mở rộng quy mô thị trường, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài. Với thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là kinh doanh qua không gian mạng, việc kết nối giữa nhà phân phối với người tiêu dùng qua không gian mạng đã thuân lợi hơn rất nhiều, rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian. Các nhà bán lẻ có thể giảm tối đa chi phí vận hành vì không cần mở rộng quá nhiều mặt bằng kinh doanh, sử dụng hệ thống bán hàng tự động từ đó sẽ giảm bớt được chi phí thuê nhân viên bán hàng…

Bàn về những giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa nhấn mạnh, trước hết, doanh nghiệp cần xác định tư tưởng, sau đó, ứng dụng ngay lập tức các giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả của mình.

Theo bà Vũ Thị Vân Phượng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần VietRAP đầu tư thương mại, doanh nghiệp hiện nay muốn trụ vững và phát triển trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải chú trọng giải quyết các vấn đề: sự kỳ vọng của khách hàng, tăng cường chất lượng dịch vụ sản phẩm, đổi mới phương thức hợp tác, tư duy quản lý điều hành doanh nghiệp.

Kết luận Hội thảo, ông Trần Duy Đông đánh giá, những ý kiến, tham luận được trình bày tại Hội thảo khá toàn diện và sâu sắc về các vấn đề có liên quan tới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển của doanh nghiệp. Các nội dung thảo luận đã gợi mở cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp những vấn đề cần quan tâm để có những giải pháp, chính sách phù hợp trong thời gian tới để tận dụng được những thời cơ của cách mạng 4.0 mang lại, biến những thách thức thành cơ hội để thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hoạt động phân phối, lưu thông hàng hóa, phát triển và mở rộng thị trường.

 

<

Tin mới nhất

Phát triển công nghiệp hỗ trợ điện tử để thu hút dòng vốn FDI(21/10/2024 11:10 SA)

4 tháng năm 2023: Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 1,8%(16/05/2023 8:40 SA)

Nhiều chương trình hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ(29/03/2023 3:40 CH)

Vinh danh 172 doanh nghiệp và 325 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022(04/11/2022 10:38 SA)

Tôn vinh 110 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2019(19/09/2019 7:41 SA)

Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt trong sản xuất và lưu thông hàng hóa trước tác động của...(29/11/2018 3:26 CH)

“Chương trình năng lượng phát thải thấp Việt Nam” - Thúc đẩy nỗ lực tiết kiệm năng lượng ngành...(21/11/2018 1:48 CH)

Nghị định 68/2017/NĐ-CP: Tạo hành lang pháp lý phát triển cụm công nghiệp(02/11/2018 8:06 SA)

°