Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
192 người đã bình chọn
2041 người đang online

Sở Công Thương đẩy mạnh công tác tuyên truyền Cải cách hành chính của năm 2024

Đăng ngày 11 - 10 - 2024
100%

Với mục đích đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác CCHC: Tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức trách nhiệm tổ chức, thực hiện kế hoạch CCHC năm 2024 đối với công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ.

Tăng cường sự ủng hộ, tham gia giám sát của người dân và doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong triển khai công tác CCHC và giám sát quá trình thực hiện CCHC của cơ quan hành chính Nhà nước, đặc biệt là cải cách TTHC. Tăng tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi thực hiện các tục hành chính. Quán triệt, bám sát trọng tâm xuyên suốt chủ đề CCHC trong năm 2024 “Tập trung nguồn lực thực hiện cải cách hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”; tuyên truyền việc thực hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch CCHC Nhà nước tỉnh năm 2024.
Cùng với yêu cầu cụ thể đó là Toàn thể công chức, viên chức của Sở Công Thương được tuyên truyền mục tiêu, chỉ tiêu, nhệm vụ trọng tâm về CCHC năm 2024. Công tác tuyên truyền CCHC là trách nhiệm của mỗi CCVC, mỗi CCVC là một tuyên truyền viên về CCHC. Nỗ lực CCHC của cơ quan, đơn vị thể hiện qua kết quả giải quyết công việc, giải quyết TTHC, chất lượng, thái độ phục vụ Nhân dân. Kết hợp lồng ghép việc tuyên truyền cải cách hành chính với việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các văn bản chỉ đạo, điều hành mới của Trung ương và của tỉnh. Tạo chuyển biến mạnh về nhận thức và hành động trong giao tiếp, giải quyết công việc hằng ngày với Nhân dân. Đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu thông tin về cải cách hành chính của công chức, viên chức và người dân.

Trong Kế hoạch trình bày rõ nội dung và hình thức thực hiện như công tác tuyên truyền phải gắn với nội dung Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch hành động số 22-KH/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Quyết định số 3740/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 25/10/2021, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 999/KH-SCT về việc cải cách hành chính tại Sở, giai đoạn 2021 - 2025. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC. Tuyên truyền việc chỉ đạo, điều hành CCHC và việc thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Các văn bản, chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến chỉ đạo công tác cải cách hành chính; các cơ chế, chính sách liên quan lĩnh vực ngành Công Thương. Các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo điều hành của Sở về cải cách hành chính. Kết quả các chỉ số đánh giá đối với cơ quan: Chỉ số CCHC (PAR Index), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan Nhà nước (SIPAS), Chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Đánh giá năng lực điều hành cấp sở (DDCI). Tuyên truyền về các điển hình tiên tiến trong thực hiện CCHC tại Sở và phản ánh những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong hoạt động cơ quan, trong thực thi công vụ của CCVC. Cập nhật, công khai đầy đủ các văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý của Sở Công Thương. Đăng tải, công khai nội dung TTHC trên Trang thông tin điện tử của Sở tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc tìm hiểu, tra cứu thông tin về TTHC. Thường xuyên cập nhật các TTHC đã được công bố ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình và dịch vụ bưu chính công ích. Tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định liên quan đến thủ tục hành chính. Với hình thức thông qua các phương tiện thông tin, thông qua các cuộc họp định kỳ cơ quan, đơn vị; tham gia các hội thi, cuộc thi về CCHC.

Để thực hiện tốt công tác CCHC ngành Công Thương, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, phục vụ hiệu quả cho nhân dân; Đảng ủy, Lãnh đạo Sở thường xuyên quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ngành. Trên cơ sở các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình CCHC của Trung ương, của tỉnh, Đảng ủy Sở đã chỉ đạo chuyên môn; ban hành Chương trình tổng thể CCHC trên lĩnh vực Công Thương đến năm 2025; ban hành Kế hoạch CCHC hàng năm và tổ chức thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về CCHC.

      Trong những năm qua, công tác CCHC của Sở đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có nhiều điểm mới mang tính đột phá. Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã được đổi mới trong quy trình tham mưu văn bản quy phạm pháp luật; quy trình giả quyết hồ sơ, xử lý hồ sơ thực hiện nhanh hơn so với quy định, từ đó tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia vào hoạt động cấp phép; tổ chức bộ máy ngày càng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả; chất lượng CBCC,VC ngày càng được nâng cao đáp ứng được với  yêu cầu đặt ra trong tình hình mới; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và  hoạt động quản lý nhà nước đã mang lại hiệu quả thiết thực; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Sở đã cải tiến lề lối làm việc và giúp lãnh đạo Sở kiểm soát được quá trình giải quyết công việc. Công tác kiểm soát TTHC kết hợp với ứng dụng dịch vụ công trực tuyến đã làm thay đổi lớn đến hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính công trong cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi, công khai minh bạch trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ; không có các hiện tượng gây khó khăn, nhũng nhiễu trong tiếp nhận và giải quyết TTHC. Nhờ đó, theo kết quả công bố Bộ chỉ số DDCI Thanh Hóa năm 2021, Sở Công Thương đứng đầu bảng xếp hạng DDCI cấp sở, ban ngành với số điểm 78,66 điểm; năm 2022 Sở Công Thương đứng thứ 2 với số điểm 80,77 điểm; Năm 2023: Sở Công Thương đứng đầu toàn tỉnh, với số điểm 88,01 điểm. Giám đốc Sở đã kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân trong cơ quan Sở đã có những đóng góp tích cực trong thực hiện nhiệm vụ; góp phần nâng cao kết quả chỉ số DDCI năm 2021; năm 2022 và năm 2023 của Sở.

      Tuy vậy, việc thực hiện công tác CCHC chưa được toàn diện, tổng thể, bao trùm các hoạt động trên lĩnh vực Công Thương; vẫn còn một số nhiệm vụ CCHC chưa thực hiện thường xuyên, kịp thời; công tác tuyên truyền CCHC trên một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao.

      Để khắc phục các tồn tại hạn chế, phát huy các kết quả đạt được, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu của Ngành tại Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong năm 2024, ngành Công Thương cần tập trung các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác CCHC như sau:

      Một là, ban hành Kế hoạch CCHC năm 2024; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động số 22-KH/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Quyết định số 3740/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về thực hiện Khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, giai đoạn 2021 - 2025; các văn bản chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả công tác CCHC theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ Công Thương. Tăng cường công tác tuyên truyền; đặc biệt, tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện việc nâng cao tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

      Hai là, tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra công tác CCHC; thường xuyên tham mưu công bố TTHC, rà soát đơn giản hóa TTHC; rà soát, sửa đổi các TTHC theo quy định của Bộ Công Thương; niêm yết, công khai minh bạch các TTHC và cập nhật kịp thời trên cơ sở dữ liệu quốc gia, Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

      Ba là, thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, đào tạo bồi dưỡng theo kế hoạch; sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ của CBCC, VC tại cơ quan.

      Bốn là, đẩy mạnh cải cách tài chính công, triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí quản lý hành chính theo quy định. Thực hiện công khai, minh mạch trong quản lý và sử dụng tài chính công.

      Năm là, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành; tập trung xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Triển khai thực Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chỉ thị số 06/CT-UBND, ngày 16/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá; Kế hoạch số 210/KH-UBND, ngày 02/10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hoá về Phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021-2025 trong năm 2025.

      Sáu là, Tiếp tục thực hiện duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng ISO tại cơ quan Văn phòng Sở ./.

<

Tin mới nhất

Kế hoạch thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu...(07/01/2025 3:31 CH)

Sở Công Thương đẩy mạnh công tác tuyên truyền Cải cách hành chính của năm 2024(11/10/2024 10:34 SA)

Tập huấn kiến thức về quản lý hoá chất(17/09/2024 12:46 CH)

Tiết kiệm điện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Thanh Hóa(31/05/2024 2:51 CH)

Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực Công Thương(22/05/2024 2:41 CH)

Danh sách Báo cáo viên pháp luật của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa(22/05/2024 12:55 CH)

Một số điểm mới trong Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công...(22/05/2024 9:48 SA)

Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch hành động triển khai Đề án "Tái Cơ cấu ngành...(09/01/2024 2:25 CH)

°